Stochastic là gì? Cách đọc chỉ báo Stochastic Oscillator

Cùng chủ đề: ,

Stochastic là gì? Cách đọc chỉ báo Stochastic Oscillator

Nếu bạn đã tham gia giao dịch forex thì chắc chắn quen thuộc với  những chỉ báo dao động phổ biến như RSI, MACD, Stochastic… Việc nắm và hiểu rõ chỉ báo dao động là điều cực kỳ cần thiết, nhằm giúp nhà đầu tư phân tích thị trường, tăng hiêu quả giao dịch. Bài viết này Kienthuccoin sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chỉ báo Stochastic là gì? Cách đọc chỉ báo Stochastic Oscillator và cách sử dụng Stochastic một cách hiệu quả.

Stochastic là gì?

Bạn đã bao giờ nghe đến các chỉ báo sớm (leading indicator) hoặc chỉ báo trễ (lagging indicator)? Để đầu tư vào giao dịch forex thành công thì bạn cần phải nắm được các thuật ngữ như phân kỳ tăng hoặc giảm, trạng thái quá bán hay quá mua và các tín hiệu đặc biệt để có thể thực hiện mua bán trên thị trường một cách hợp lý.

Stochastic là chỉ số so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá trong một khoảng thời gian cụ thể. Chỉ số này hoạt động hiệu quả ngay cả khi thị trường có tốc độ thay đổi chóng mặt. Do vậy đây là 1 chỉ số rất quan trọng mà các nhà đầu tư cần nắm rõ.

Stochastic được phát minh bởi tiến sĩ George Lane vào những năm 1950. Hiện nay Stochastic vẫn được sử dụng rộng rãi.

Mỗi chỉ báo Stochastic sử dụng hai đường, % K và %D, trong đó:

  • %K là đường Stoch nhanh, thường được biểu thị bằng đường có màu xanh liền trên đồ thị MT4
  • %D là đường Stoch chậm, thường được biểu thị bằng đường có màu đỏ đứt đoạn trên đồ thị MT4

%K và %D được tính theo công thức sau:

Slow %K= 100 [Tổng (C – L14) của %K Slowing Period / Tổng (H14 – L14) của %K Slowing Period]

Slow %D = SMA của Slow %K

Trong đó:

• C = mức giá đóng cửa gần đây nhất
• L14 = mức đáy thấp nhất trong 14 phiên gần nhất
• H14 = mức đỉnh cao nhất trong 14 phiên gần nhất
• %K Slowing Period = 3.

Khá phức tạp nhưng các trader cũng không cần bận tâm đến phần tính toán bởi các nền tảng giao dịch bởi phần mềm vẽ đồ thị giờ đã toàn có thể xử lí các công thức phức tạp và tổng hợp lên 1 chỉ báo dao động Stochastic.

Stochastic – Chỉ báo sớm

Dù chỉ là một trong số rất nhiều công cụ dùng trong phân tích kỹ thuật nhưng Stochstic lại cực kỳ quan trọng. Điểm khác biệt giữa một chỉ báo sớm như Stochastic với chỉ báo trễ là chỉ báo sớm thay đổi trước biến động giá còn chỉ báo trễ thay đổi theo biến động giá.

Cách đọc chỉ báo Stochastic Oscillator

Lớp giao dịch 101: Chỉ báo dao động Stochastic và cách xác định đà biến đổi của giá

Chỉ báo Stochasticcó khung biến động từ 0 đến 100. Khu vực ở trên mức 80 đại diện cho trạng thái overbought (quá mua), còn khu vực ở dưới 20 là trạng thái oversold (quá mua).

Các đợt tăng trưởng giá thường hết động lực khi Stochastic đi vào vùng overbought. Còn khi Stochastic trả về kết quả oversold thì chính là dấu hiệu cho thấy quá trình mất giá đã đến điểm ngừng lại.

Ngoài ra,nhà đầu tư cũng cần chú ý đến các tín hiệu cảnh báo đảo chiều xu hướng xuất hiện khi đường %K (màu xanh) và đường %D (màu đỏ) giao nhau trong khu vực overbought (trên 80.00) hoặc oversold (dưới 20.00).

– Tín hiệu mua vào: đường %K cắt đường %D từ phía dưới lên trong khu vực oversold.
– Tín hiệu bán ra: đường %K cắt đường %D từ phía trên xuống trong khu vực overbought.

Cụ thể, cùng Kienthuccoin phân tích 1 biểu đồ dưới đây:

Lớp giao dịch 101: Chỉ báo dao động Stochastic và cách xác định đà biến đổi của giá

Biểu đồ trên cho ta thấy Bitcoin đã giảm đến 11% sau khi Stochastic trả về tín hiệu bán ra vào ngày 09/06. Tuy nhiên BTC lại tăng hơn 8% khi chỉ báo dao động thể hiện tính hiệu mua vào hồi ngày 29/06.

Lời kết

Trên đây Kienthuccoin đã tổng hợp các kiến thức về chỉ báo sớm Stochastic, hướng dẫn các bạn Stochastic Oscillator và các lưu ý quan trọng khi sử dụng chỉ báo Stochastic. Hy vọng qua bài học này, các bạn có thể áp dụng được vào trong thực tiễn từ đó giao dịch hiệu quả.

Một số câu hỏi thường gặp về Stochastic là gì?

Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic là gì?

Ý nghĩa và cách thức hoạt động của các chỉ báo giúp các nhà đầu tư đặt lệnh hiệu quả hơn, mang đến thành công.

  • Giúp các nhà đầu tư xác định được vùng quá mua , quá bán

Stochastic có giới hạn phạm vi trong khoảng từ 0 đến 100. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ hữu ích để xác định vùng quá mua và quá bán. Nếu vượt ngưỡng 80 sẽ rơi vào vùng quá mua và thấp hơn 20 sẽ rơi vào vùng quá bán.

Nếu các xu hướng giá mạnh có thể duy trì tình trạng mua quá mức hoặc quá bán trong một thời gian dài. Thay vào đó, các nhà giao dịch nên kết hợp Stochastic với các chỉ báo khác để đưa ra nhận định đúng hơn.

  • Cung cấp tín hiệu đảo chiều giúp nhà đầu tư xác định thời điểm vào lệnh

Biểu đồ Stochastic thường bao gồm hai đường: một đường phản ánh giá trị thực của Stochastic % K và một đường % D là trung bình của % K.

Khi giá được cho là đi theo động lượng, sự giao nhau của hai đường này được coi là một tín hiệu cho thấy sự đảo chiều có thể đang diễn ra. Tín hiệu này cho thấy sự thay đổi lớn trong động lượng giá trong một chu kỳ.

Cần lưu ý gì khi sử dụng chỉ báo Stochastic?

Dựa vào chỉ báo Stochastic có thể xác định điểm quá mua, quá bán của thị trường để vào lệnh. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch, các nhà đầu tư cũng phải nắm được những quy tắc sau:

  • Không có một chỉ báo nào có khả năng đưa ra tín hiệu chính xác 100%, do vậy cần kết hợp cùng các loại chỉ báo khác để xác định xu hướng thị trường cho chính xác.
  • Chỉ báo Stochastic ở khung càng lớn sẽ cho ra tín hiệu càng chính xác và ít bị sai lệch.

Làm thế nào để kết hợp Stochastic với Moving Average tìm tín hiệu giao dịch theo xu hướng?

Moving Average là công dụng được dùng để xác định xu hướng. Do vậy nhà đầu tư có thể kết hợp chỉ báo Stochastic với Moving Average nhằm tìm ra các tín hiệu giao dịch theo xu hướng sắp tới với độ chuẩn khá cao.

Hướng dẫn cách thức giao dịch khi các trader kết hợp Stochastic – Moving Average:

Tín hiệu mua:

  • Giá nằm trên đường trung bình Moving Average
  • Đường %K cắt lên phía trên đường %D thuộc khu vực quá bán

Tín hiệu bán:

  • Giá nằm dưới đường trung bình Moving Average
  • Đường %K cắt xuống phía dưới đường %D thuộc khu vực quá mua

Nhà đầu tư có thể đặt mức cắt lỗ dưới đường Moving Average thời điểm giao dịch theo xu hướng tăng. Hoặc  đặt trên đường Moving Average trong thời điểm đang giao dịch theo xu hướng giảm. Hãy chú ý chốt lời với mức đặt theo tỉ lệ 2:1 so với mức cắt lỗ.

Chia sẻ:
bài viết liên quan
error: Alert: Content is protected !!